Lưu đồ điều trị
Lưu ý là dạng bào chế và liều dùng có thể khác nhau giữa các thuốc và dạng biệt dược, công thức, hoặc đường dùng. Khuyến nghị điều trị cụ thể cho các nhóm bệnh nhân: xem phần miễn trừ trách nhiệm
Lựa chọn đầu tiên
salbutamol dạng hít: 2,5 đến 5 mg dạng xịt mỗi 20 phút một lần trong tối đa 2 giờ hoặc cho đến khi cải thiện lâm sàng, sau đó mỗi 4-6 giờ một lần; (100 microgram/liều ống hít) 100-200 microgram (1-2 lần hít) mỗi 20 phút một lần trong tối đa 2 giờ hoặc cho đến khi cải thiện lâm sàng, sau đó mỗi 4-6 giờ một lần
và/hoặc
ipratropium dạng hít: 0,25 đến 0,5 mg dạng xịt mỗi 20 phút một lần trong tối đa 2 giờ hoặc cho đến khi cải thiện lâm sàng, sau đó mỗi 4-6 giờ một lần; (20 microgram/liều ống hít) 40 microgram (2 lần hít) mỗi 20 phút một lần trong tối đa 2 giờ hoặc cho đến khi cải thiện lâm sàng, sau đó mỗi 4-6 giờ một lần
Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn bao gồm chất chủ vận beta-2 và thuốc giãn phế quản kháng cholin. Các loại thuốc này được cung cấp dưới dạng khí dung hoặc ống xịt định liều,[244] và cả hai liệu pháp đều giúp giảm triệu chứng khó thở; cải thiện đường thở, có thể bằng cách giảm chứng căng phổi quá mức;[245] và được cung cấp nhanh cho bệnh nhân có đợt kịch phát cấp khi điều trị ban đầu.[207] Nghiên cứu tổng quát không phát hiện khác biệt lớn về FEV1 khi cung cấp thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn bằng máy xông khí dung so với ống xịt định liều.[244] Bệnh nhân bị khó thở nặng có tốc độ dòng khí hít vào thấp có thể gặp khó khăn để đạt được đúng kỹ thuật và phân phối đúng lượng thuốc bằng cách sử dụng ống xịt định liều; điều trị bằng máy khí dung có thể dễ dàng hơn ở những bệnh nhân này. Nên theo dõi quá trình dùng thuốc và nên sử dụng buồng đệm. Không có đủ bằng chứng để xác định xem kỹ thuật sử dụng ống hít định liều hay máy khí dung là phương pháp tối ưu để cung cấp thuốc giãn phế quản cho người lớn bị kịch phát COPD đang được cho thở máy thông qua ống đặt nội khí quản.[246]
Chất chủ vận beta-2 thường được ưu tiên sử dụng đầu tiên do các thuốc này tác dụng nhanh hơn thuốc giãn phế quản kháng cholin. Liệu pháp ban đầu với chất chủ vận beta-2 có thể dẫn đến giảm PaO2 tạm thời.[247] Nếu liều thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn đầu tiên không đủ tác dụng, có thể tăng tần suất dùng thuốc và bổ sung thêm thuốc giãn phế quản kháng cholin.[248][249] Có thể cho dùng ipratropium dạng khí dung kết hợp với salbutamol dạng khí dung. Có thể sử dụng ipratropium thay cho salbutamol ở những bệnh nhân bị tác dụng phụ nghiêm trọng do sử dụng chất chủ vận beta-2.
Chưa có kết luận rõ ràng liệu chất chủ vận beta-2 kết hợp với thuốc giãn phế quản kháng cholin có đem lại hiệu quả cao hơn hay không.[248][250][251] Mặc dù không có bằng chứng cuối cùng cho thấy liệu pháp kết hợp có thể cải thiện kết quả, bệnh nhân có thể giảm bớt triệu chứng và tăng giãn phế quản do các chất này tác dụng theo cơ chế khác nhau. Liệu pháp kết hợp thường được khuyên cáo sử dụng cho những bệnh nhân không cải thiện khi dùng mỗi mình chất chủ vận beta-2.[1]
Sau khi có cải thiện lâm sàng, có thể tăng thời gian giữa các liều dùng theo độ dung nạp.
Liều thuốc giãn phế quản tối ưu trong lần bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bùng phát cấp tính vẫn chưa được xác định; tuy nhiên, hướng dẫn thường khuyến nghị tăng liều hoặc tần suất sử dụng. Liều dùng khuyến nghị dưới đây chỉ mang tính hướng dẫn và nên tham khảo quy trình địa phương.
Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho TẤT CẢ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn
Lựa chọn đầu tiên
Prednisolone: 30-40 mg đường uống mỗi ngày một lần trong 5-7 ngày
HOẶC
methylprednisolone: 40-60 mg/ngày uống mỗi ngày một lần hoặc thành 2 liều trong 5-7 ngày
HOẶC
methylprednisolone sodium succinate: 0,5 đến 2 mg/kg đường tĩnh mạch, 6 giờ một lần, trong tối đa 72 giờ, sau đó giảm dần hoặc chuyển sang liều dùng qua đường uống
Việc sử dụng corticosteroid toàn thân để điều trị đợt kịch phát cấp COPD đã sớm cải thiện đáng kể FEV1, cải thiện tình trạng oxy hóa, thời gian phục hồi nhanh hơn, giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ điều trị thất bại và tỷ lệ tái phát bệnh.[1][126][196][197][198] Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy việc sử dụng corticosteroid có tác động đến tỷ lệ tử vong,[197] và lợi ích đối với bệnh nhân bị kịch phát cấp liên quan đến suy hô hấp và cần thở máy cũng chưa được xác định rõ.[197][201]
Các nghiên cứu xác định lợi ích của việc sử dụng corticosteroid đã sử dụng nhiều giá trị liều dùng và thời gian điều trị khác nhau. Các hướng dẫn quốc gia và quốc tế trước đó khuyến cáo rằng bệnh nhân nên tiếp nhận từ 30 đến 40 mg prednisolone hoặc tương đương trong từ 7 đến 14 ngày.[210][248] Người ta chưa biết liệu giảm liều corticosteroid toàn thân có giúp ích về mặt lâm sàng không, ngoài khả năng tránh suy tuyến thượng thận. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy đợt điều trị 5 ngày với prednisolone 40 mg/ngày không kém hơn đợt điều trị 14 ngày xét về nguy cơ xảy ra đợt kịch phát trong 6 tháng tiếp theo.[252] Phác đồ 5 ngày này được khuyến cáo trong hướng dẫn của chiến lược Toàn cầu về Bệnh Phổi Tắc nghẽn Mạn tính (GOLD).[1] Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng liều tương tự 30 đến 40 mg/ngày prednisolone trong từ 5 đến 7 ngày.[210] Cũng có thể sử dụng liều tương đương với methylprednisolone đường uống. Một nghiên cứu tổng quát đã phát hiện thấy rằng không có khác biệt về nguy cơ điều trị thất bại hay tái phát bệnh, khả năng xảy ra biến cố bất lợi, thời gian nằm viện hoặc chức năng phổi khi kết thúc đợt điều trị corticosteroid toàn thân ngắn (khoảng 5 ngày) và dài hơn (10-14 ngày).[197]
Cần bắt đầu sử dụng corticosteroid toàn thân sau lần đầu tiên điều trị bằng thuốc giãn phế quản dạng hít tác dụng ngắn.
Bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc COPD và thường xuyên phải điều trị tăng đường huyết khi điều trị bằng corticosteroid toàn thân.[196][197]
Đối với bệnh nhân có thể dùng thuốc đường uống, corticosteroid truyền tĩnh mạch có vẻ không mang lại tác dụng vượt trội nào so với liều đường uống.[197][199][253][254]
Thời gian ngắn nhất dùng corticosteroid toàn thân mang lại lợi ích lâm sàng đồng thời giảm thiểu các tác dụng phụ tối thiểu vẫn chưa rõ ràng.[200]
[ ]
Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho MỘT SỐ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn
Các kỹ thuật thông đường thở được chọn như rung máy và áp lực dương ở thì thở ra không dao động có thể cải thiện khả năng long đờm ở một số bệnh nhân có chất dịch nhiều, hoặc bệnh giãn phế quản đồng thời, và có thể giảm nhẹ nguy cơ cần hỗ trợ thông khí thời gian ngắn,[255]
[ ]
nhưng không giúp ích đồng bộ.[206] Các kỹ thuật thông khí khác như gõ thành ngực bằng tay cũng không giúp ích hoặc có thể có tác dụng bất lợi.[256][257][258] Các kỹ thuật thông đường thở không được chứng minh về lợi ích kết quả lâu dài sau khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bùng phát, như giảm nguy cơ bùng phát về sau.[255]
[
]
Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho MỘT SỐ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn
Nên sử dụng liệu pháp oxy cho bệnh nhân kịch phát bị giảm oxy (PaO2 <60 mmHg, SaO2 ≤90%). Oxy được cho dùng tốt nhất theo phương thức được kiểm soát thông qua mặt nạ Venturi lưu lượng cao để cung cấp từ 24% đến 28% oxy.[181] Mục tiêu của liệu pháp oxy là tăng PaO2 lên ≥60 mmHg và SaO2 ≥90%.[13][46] Đối với bệnh nhân mắc chứng tăng CO2 huyết và có đợt bùng phát nặng hơn, nên phân tích ABG 30 đến 60 phút sau khi bắt đầu liệu pháp oxy. Liệu pháp oxy có thể dẫn đến chứng tăng cacbon dioxit huyết, tình trạng nhiễm toan và suy hô hấp trầm trọng hơn do sự bất tương hợp V/Q trầm trọng hơn và khả năng vận chuyển CO2 của hồng cầu bị oxy hóa giảm (hiệu ứng Haldane). Vì lý do này, việc cung cấp oxy qua mặt nạ Venturi lưu lượng cao thường được ưu tiên hơn sử dụng gọng mũi, do gọng mũi có độ chính xác thấp hơn và thường cung cấp nồng độ oxy hít vào cao hơn.[259] Chuẩn độ lượng oxy bổ sung một cách cẩn thận ngay cả trước khi ở bệnh viện (ví dụ trên đường đến bệnh viện) đặc biệt quan trọng để tránh tình trạng nhiễm toan hô hấp trầm trọng hơn và có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong.[195] Có thể dừng liệu pháp oxy khi bệnh nhân có thể duy trì PaO2 ≥60 mmHg và/hoặc SaO2 ≥90% khi thở khí phòng.
nghi ngờ căn nguyên vi khuẩn (đợt kịch phát có độ nặng thấp hơn)
Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho MỘT SỐ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn
Lựa chọn đầu tiên
Amoxicillin: 500 mg đường uống ba lần mỗi ngày
HOẶC
Doxycycline: 100 mg đường uống mỗi ngày hai lần
HOẶC
Trimethoprim/sulfamethoxazole: 160/800 mg đường uống mỗi ngày hai lần
HOẶC
azithromycin: 500 mg đường uống mỗi ngày một lần vào ngày 1, sau đó 250 mg mỗi ngày một lần trong 4 ngày
Lựa chọn thứ cấp
cefuroxime: 250-500 mg đường uống hai lần mỗi ngày; 750 mg đường tĩnh mạch 8 giờ một lần
HOẶC
amoxicillin/clavulanate: 875 mg đường uống hai lần mỗi ngày
ThêmHOẶC
clarithromycin: 500 mg đường uống mỗi ngày hai lần
Mức độ nặng phụ thuộc vào tình trạng trước đó của bệnh nhân và bất kỳ thay đổi nào so với thăm dò cơ sở trước đó (dựa trên triệu chứng, thăm khám, chức năng phổi, ABG).
Nên sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân bị kịch phát nặng cần thông khí hỗ trợ và những bệnh nhân bị nghi ngờ có tác nhân khởi phát là vi khuẩn trong đợt kịch phát,[13][31][260] bao gồm trong đợt kịch phát cấp có lượng đờm mủ tăng, lượng đờm tăng và/hoặc chứng khó thở trầm trọng hơn.[1][177][210]
Nên xem xét sử dụng thuốc kháng sinh phổ hẹp hơn (ví dụ: amoxicillin, amoxicillin/clavulanate, doxycycline, tetracycline, cephalosporin thế hệ thứ hai, macrolide, trimethoprim/sulfamethoxazole) cho những bệnh nhân có nguy cơ gặp diễn biến lâm sàng xấu thấp hơn và mức độ nặng của đợt kịch phát thấp hơn.[210]
Có bằng chứng cho thấy các đợt dùng kháng sinh ngắn ngày (ví dụ: 5 ngày) có hiệu quả tương đương với các đợt >5 ngày ở bệnh nhân bị kịch phát COPD từ nhẹ đến vừa,[261][262] và thời gian điều trị khuyến cáo thường là từ 5 đến 7 ngày.[1]
Nghi ngờ căn nguyên vi khuẩn (đợt kịch phát có độ nặng cao)
Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho MỘT SỐ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn
Lựa chọn đầu tiên
levofloxacin: 500 mg đường uống mỗi ngày một lần trong 3-10 ngày; hoặc 750 mg đường uống mỗi ngày một lần trong 5 ngày
HOẶC
Ciprofloxacin: 500 mg đường uống hai lần mỗi ngày trong 7-10 ngày
HOẶC
Moxifloxacin: 400 mg đường uống/đường tĩnh mạch mỗi ngày một lần trong 3-10 ngày
HOẶC
ampicillin/sulbactam: 1,5 đến 3 g tiêm tĩnh mạch 6 giờ một lần
ThêmHOẶC
ticarcillin/clavulanic acid: 3,2 g đường tĩnh mạch 6 giờ một lần
ThêmHOẶC
piperacillin/tazobactam: 2,25 đến 4,5 g tiêm tĩnh mạch 6 giờ một lần
ThêmHOẶC
vancomycin: 500-1000 mg truyền tĩnh mạch 12 giờ một lần
Mức độ nặng phụ thuộc vào tình trạng trước đó của bệnh nhân và bất kỳ thay đổi nào so với thăm dò cơ sở trước đó (dựa trên triệu chứng, thăm khám, chức năng phổi, ABG). Sử dụng các cơ hô hấp phụ, hô hấp nghịch thường, chứng xanh tím, phù nề vùng ngoại vi mới, huyết động không ổn định và trạng thái tinh thần xấu đi (ví dụ: lú lẫn, li bì, hôn mê) là các chỉ báo quan trọng về mức độ nặng của đợt kịch phát.[1]
Nên sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân bị kịch phát nặng cần thông khí hỗ trợ và những bệnh nhân bị nghi ngờ có tác nhân khởi phát là vi khuẩn trong đợt kịch phát,[1][13][31][260] bao gồm trong đợt kịch phát cấp có lượng đờm mủ tăng, lượng đờm tăng và/hoặc chứng khó thở trầm trọng hơn.[1][177][210]
Nên sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng như thuốc kết hợp beta-lactam phổ kéo dài, fluoroquinolone và vancomycin cho bệnh nhân có nguy cơ cao diễn biến nặng, bệnh nhân COPD nặng hơn hoặc bệnh nhân có đợt bệnh với mức độ nặng cao hơn,[61][210] bao gồm bệnh nhân cần nhập viện. Các chất có hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa được chỉ định cho những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn này.[31]
Việc lựa chọn kháng sinh cũng nên dựa một phần vào tình trạng kháng kháng sinh của cơ sở. Nên cấy đờm hoặc hút dịch nội khí quản (ở bệnh nhân đặt nội khí quản) để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng phổi nghiêm trọng, bệnh nhân có tiền sử xảy ra đợt kịch phát thường xuyên và bệnh nhân đã từng nhập viện do đợt kịch phát COPD hay bệnh nhân cần thở máy.[1][31]
suy hô hấp
Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho MỘT SỐ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn
Mức độ nặng phụ thuộc vào tình trạng trước đó của bệnh nhân và bất kỳ thay đổi nào so với tình trạng của bệnh nhân trước đó trước đó (dựa trên triệu chứng, thăm khám, chức năng phổi, ABG). Sử dụng các cơ hô hấp phụ, hô hấp nghịch thường, chứng xanh tím, phù nề vùng ngoại vi mới, huyết động không ổn định và trạng thái tinh thần xấu đi (ví dụ: lú lẫn, li bì, hôn mê) là các chỉ báo quan trọng về mức độ nặng của đợt kịch phát.[1]
Suy hô hấp thường quan sát thấy ở bệnh nhân bị kịch phát COPD cấp tính nặng. Việc áp dụng thông khí áp lực dương không xâm lấn (NPPV) đã được chứng minh giúp cải thiện sự trao đổi khí, giảm tình trạng khó thở, giảm nhu cầu đặt nội khí quản, giảm các biến chứng như viêm phổi và giảm thời gian nằm viện cũng như tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này.[1][174][221][222][263][264][265]
[ ]
Nên xem xét sử dụng NPPV cho những bệnh nhân có một hoặc nhiều triệu chứng sau: nhiễm toan hô hấp (PaCO2 ≥ 6,0 kPa hoặc 45 mmHg và pH động mạch ≤ 7,35); chứng khó thở nghiêm trọng với các dấu hiệu lâm sàng cho thấy mỏi cơ hô hấp, tăng công hô hấp hoặc tăng nhịp thở, hay cả hai, như sử dụng các cơ hô hấp phụ, chuyển động nghịc thường của vùng bụng hoặc co rút khoang gian sườn; giảm oxy huyết dai dẳng mặc dù sử dụng liệu pháp oxy bổ sung.[1]
Cải thiện mức độ khó thở của bệnh nhân và tình trạng sinh lý học của họ thường được thấy trong 1 đến 4 giờ.[266] Tuy nhiên, NPPV không thành công cho tất cả các bệnh nhân, và các bác sĩ nên thảo luận các nguy cơ và lợi ích của thở máy xâm lấn với bệnh nhân đang sử dụng NPPV để xác định kế hoạch điền trị mong muốn.
Biện pháp điều trị được khuyến nghị cho MỘT SỐ bệnh nhân trong nhóm bệnh nhân được chọn
Mức độ nặng phụ thuộc vào tình trạng trước đó của bệnh nhân và bất kỳ thay đổi nào so với tình trạng của bệnh nhân trước đó trước đó (dựa trên triệu chứng, thăm khám, chức năng phổi, ABG). Sử dụng các cơ hô hấp phụ, hô hấp nghịch thường, chứng xanh tím, phù nề vùng ngoại vi mới, huyết động không ổn định và trạng thái tinh thần xấu đi (ví dụ: lú lẫn, li bì, hôn mê) là các chỉ báo quan trọng về mức độ nặng của đợt kịch phát.[1][46]
Thông khí áp lực dương không xâm lấn (NPPV) có thể thất bại. Nên xem xét phương pháp thở máy xâm lấn cho bệnh nhân bị ngừng tim hoặc hô hấp, bệnh nhân ở tình trạng hoặc có dấu hiệu sắp xảy ra suy hô hấp cấp dù thực hiện NPPV, có trạng thái tinh thần suy yếu hoặc tim mạch không ổn định, có nguy cơ hít phải dịch tiết hoặc có chất dịch tiết dày hoặc nhiều, hoặc bệnh nhân không thể áp dụng NPPV thích hợp (ví dụ: bị chấn thương sọ mặt, mới phẫu thuật dạ dày-thực quản, mắc chứng rối loạn lo âu).[224]


Các tiêu chí sinh lý học về thở máy xâm lấn bao gồm: giảm oxy máu nghiêm trọng, không thể chịu được NPPV hoặc không thể thực hiện NPPV, ngừng hô hấp hoặc ngừng tim, kiểu thở bất thường như thở hổn hển hoặc mất ý thức, hít phải dịch nhiều hoặc nôn dai dẳng, không có khả năng làm sạch dịch tiết hô hấp, nhịp tim <50 nhịp/phút kèm theo kém tỉnh táo, mất ổn định huyết động nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị hoặc mắc chứng rối loạn nhịp thất hay trên thất nghiêm trọng.[1][225]
Nguy cơ tử vong rất lớn (11% đến 49%) đối với những người mắc bệnh nặng được chỉ định thông khí bằng máy xâm lấn.[13][226] Các biến chứng của việc thông khí bằng máy bao gồm viêm phổi và tổn thương phổi áp lực do máy thở.
Những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng khi cai thở máy có thể khó khăn hơn. [224] Sử dụng NPPV để hỗ trợ cho việc cai thở máy có thể làm giảm khả năng thất bại và viêm phổi trong bệnh viện, và có thể giảm tỷ lệ tử vong.[223][227]
Bệnh nhân mắc COPD từng trải qua đợt kịch phát cấp COPD thường bị rối loạn cơ xương, có thể do ít hoạt động thể chất, rối loạn dinh dưỡng, sử dụng corticosteroid và/hoặc các yếu tố viêm toàn thân.[267][268]
Phục hồi chức năng phổi là chương trình chăm sóc đa ngành liên quan đến phục hồi chức năng thể chất, cũng như hướng dẫn quản lý bệnh, dinh dưỡng và các vấn đề về lối sống khác (ví dụ: ngưng hút thuốc, dùng thuốc đúng chỉ định và kỹ thuật sử dụng ống hít, cung cấp oxy bổ sung và duy trì hoạt động thể chất). [232][233]
Việc tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là bài luyện tập đối kháng và kích thích cơ bằng điện qua da bắt đầu ngay trong thời gian nằm viện điều trị đợt kịch phát COPD có độ dung nạp tốt và có thể phòng ngừa suy giảm chức năng cơ và thúc đẩy phục hồi trạng thái chức năng.[234][235][236]
Quá trình phục hồi chức năng phổi được bắt đầu sớm trong giai đoạn phục hồi của đợt kịch phát thường an toàn và hiệu quả, và dẫn đến cải thiện khả năng luyện tập, thể chất, mức độ của triệu chứng và chất lượng cuộc sống.[237][238][239][241][269][270][271] Phục hồi chức năng phổi được giám sát toàn diện ở cơ sở ngoại trú trong giai đoạn sau đợt kịch phát cũng giúp giảm nguy cơ tái nhập viện trong tương lai và có thể giảm tỷ lệ tử vong.[232][238][242] Do bệnh nhân mắc COPD và các đợt kịch phát của họ không đồng nhất, những tác dụng từ quá trình phục hồi chức năng hô hấp khác nhau đáng kể giữa các bệnh nhân, phụ thuộc bệnh mắc đồng thời và những đặc điểm của từng bệnh nhân.
Các chương trình quản lý bệnh có thể hữu ích,[231][272][273][274] tuy nhiên việc sử dụng các chương trình này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, do một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã phải dừng sớm bởi vì tỷ lệ tử vong tăng đáng kể trong nhóm quản lý chăm sóc toàn diện so với các bệnh nhân đối chứng được chăm sóc y tế thường xuyên theo hướng dẫn.[275] Nghiên cứu khác liên quan đến luyện tập thể dục tại nhà không được giám sát sau khi nằm viện điều trị đợt kịch phát cấp COPD cũng cho thấy dấu hiệu tử vong tại thời điểm 6 tháng sau khi nhập viện.[243]
Một số dữ liệu gần đây cho thấy chăm sóc của bệnh viện tại nhà với sự hỗ trợ của y tá chăm sóc hô hấp có thể phù hợp với một số bệnh nhân bị kịch phát COPD ở độ nặng vừa phải.[276]
[ ]
Tuy nhiên, phương pháp này chưa được coi là tiêu chuẩn chăm sóc,[88][277] và những bệnh nhân có dấu hiệu sinh tồn không ổn định, trao đổi khí mất bù, nhiễm toan hô hấp cấp, giảm oxy huyết trầm trọng hơn, thay đổi trạng thái tinh thần hoặc có các bệnh phối hợp nặng đều không phù hợp với phương pháp này.
Một thử nghiệm ngẫu nghiên có đối chứng đã cho thấy rằng việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ từ xa lấy y tá làm trung tâm có thể giảm số lần xuất hiện đợt kịch phát COPD và số ca nhập viện. Việc sử dụng các chương trình này có thể tiết kiệm chi phí.[278] Tuy nhiên, thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác cho thấy việc tích hợp chức năng giám sát từ xa vào các dịch vụ lâm sàng hiện có không giúp giảm số ca nhập viện hay cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.[279]
Việc sử dụng nội dung này phải tuân thủ tuyên bố miễn trách nhiệm của chúng tôi